Nhân quyền tại Việt Nam theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế Nhân quyền tại Việt Nam

Sau năm 1975 và đến trước 1990, do đang tập trung các vấn đề về kinh tế và giải quyết hai cuộc chiến tại Campuchia và chiến tranh biên giới phía Bắc nên vấn đề nhân quyền của Việt Nam đã bị xao nhãng, dẫn tới hàng vạn người đi tị nạn, chủ yếu do các vấn đề kinh tế.[100] Năm 1986, Việt Nam bắt đầu quá trình Đổi mới, hội nhập với thế giới. Việt Nam ký kết các hiệp ước về quyền con người khi tham gia vào các tổ chức quốc tế và theo đó lần lượt thay đổi các chính sách nhân quyền của mình.

Chính phủ Việt Nam cho rằng "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo." Tuy nhiên một số tổ chức nước ngoài lại cho rằng có khoảng cách xa giữa những điều ghi trong hiến pháp và thực tế[101].

Trong báo cáo năm 2009, Tổ chức UNPO nói rằng nhìn chung, mặc dù vẫn còn nhiều bất cập trong thực hiện nhưng chính quyền Việt Nam nên được khen ngợi vì đã đưa một số quyền cơ bản như tự do tôn giáo vào trong hiến pháp quốc gia và đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền con người.[102]

Trong báo cáo của mình giải trình tại Hội thảo của Hội đồng liên hợp quốc về nhân quyền, Chính phủ Việt Nam liệt kê những thành quả đã đạt được cũng như các mặt chưa đạt được trong vấn đề nhân quyền của Việt Nam.[103]

Tuy nhiên báo cáo cũng thừa nhận ở Việt Nam vẫn còn những bất cập, khó khăn tồn tại cần giải quyết, trong đó hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo mâu thuẫn, chưa theo kịp thực tiễn, dẫn đến khó khăn, thậm chí hiểu sai làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính hợp hiến, tính khả thi và minh bạch trong qua trình đảm bảo quyền con người.[104]Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua báo cáo này của Việt Nam[105] dù có một số ý kiến phản đối việc thông qua này do nội dung các phản đối chứa đựng những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền Việt Nam, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản và luật pháp, chính sách của Nhà nước Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.[106]

Theo Phúc trình Toàn cầu 2013 của Human Rights Watch, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson nói: "Chúng ta thấy một xu hướng nhân quyền tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng tại Việt Nam. Thật hết sức quan ngại khi nhìn thấy Hà Nội tiếp tục bỏ tù các blogger, đàn áp các cuộc tụ tập ôn hòa, và sách nhiễu các sinh hoạt tôn giáo. Điểm đáng chú ý trong năm qua là ngày càng có nhiều nhà hoạt động bị kết án, càng có nhiều phiên xử hàng loạt, và các bản án nặng nề cũng gia tăng nhằm đàn áp mạnh tay quyền tự do ngôn luận của công dân".[107] Tuy nhiên, phía Việt Nam cho rằng Phúc trình Toàn cầu 2013 của Human Rights Watch đã xuyên tạc tình hình và tính nhân đạo, nghiêm minh của pháp luật tại Việt Nam khi bao hàm một số thông tin chưa được kiểm chứng và dựa trên sự kỳ thị đối với Việt Nam, nhiều thông tin đã bị cường điệu hóa. Đồng thời Phúc trình đã bỏ qua tất cả các quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam về bảo vệ con người.[108]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Việt Nam http://www.china.org.cn/english/features/bjrenquan... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40337871_Vi%... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40835907 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.... http://www.latimes.com/news/la-na-vietnam6aug06-st... http://www.newsweek.com/apocalypse-then-157805 http://www.nhanquyenvn.com/2016/12/hoi-cuu-tu-nhan... http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/